Đá phạt gián tiếp là gì và có những tình huống bắt lỗi phạt gián tiếp nào?

Đá phạt gián tiếp là một trong 3 hình thức đá phạt chính của bóng đá, bên cạnh phạt trực tiếp và phạt đền. Vậy đá phạt gián tiếp là gì và có những lỗi nào dẫn đến một tình huống đá phạt gián tiếp? Mọi người hãy cùng tham khảo những chia sẻ sau đây của F8bet về loại đá phạt này.

Đá phạt gián tiếp là gì và có những tình huống bắt lỗi như thế nào?

Đá phạt gián tiếp là gì?

Để có cách nhìn khách quan nhất về đá phạt gián tiếp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua cả 3 hình thức đá phạt chính trong bóng đá hiện nay:

  • Đá phạt trực tiếp: Đá phạt trực tiếp được thực hiện bên ngoài vòng cấm do những lỗi của đội bóng đối thủ. Khi đá phạt gián tiếp, cầu thủ có thể ghi bàn trực tiếp bằng một chạm mà quả bóng không cần phải chạm bất kỳ cầu thủ nào khác trước khi vào lưới. Ngoài ra, phạt góc cũng được tính là một loại đá phạt trực tiếp.
  • Đá phạt đền: Phạt đền là loại phạt dùng để xử lý những pha phạm lỗi trong vòng 16m50. Khi đá phạt đền, cầu thủ sẽ đối mặt với thủ môn và đá một chạm để sút. Luật mới hiện nay không cho phép cầu thủ thực hiện đường chuyền trong quả phạt đền. Đó phải là một quả sút thẳng hoặc bãi bỏ vì không hợp lệ.
  • Đá phạt gián tiếp: Đá phạt gián tiếp là hình thức đá phạt không thể ghi bàn trong một chạm. Bóng phải chạm vào một cầu thủ khác trước khi đi vào lưới thì bàn thắng mới công nhận. Điểm đá phạt gián tiếp được đặt tại vị trí phạm lỗi của cầu thủ, kể cả những vị trí bên trong vòng 16m50. Ngoài ra, phạt việt vị cũng là một loại đá phạt gián tiếp.

Những lỗi nào dẫn đến đá phạt gián tiếp

Bất kỳ cầu thủ nào trên sân cũng có thể gây ra lỗi để dẫn đến một tình huống đá phạt gián tiếp. Sau đây, f8bet sẽ chia thành hai phần đó là lỗi do thủ môn và lỗi cho những cầu thủ còn lại.

Những lỗi thường gặp dẫn đến một quả phạt gián tiếp

Lỗi do thủ môn

  • Luật 6 giây: Thủ môn ôm bóng trong tay quá 6 giây sẽ bị phạt thổi gián tiếp trong bất kỳ trường hợp nào. Luật này được đưa ra để xử lý những trường hợp câu giờ của thủ môn.
  • Bắt bóng khi chuyền về: Khi một đồng đội chuyền về bằng chân và thủ môn bắt bóng lên bằng tay thì sẽ phạm lỗi. Đội đối phương sẽ được hưởng quả đá phạt gián tiếp trong vòng cấm. Đây là cách để chống lại việc câu giờ của các cầu thủ.
  • Bắt bóng ném biên: Khi đồng đội ném biên về, thủ môn dùng tay bắt bóng trực tiếp sẽ bị bắt lỗi phạt tương tự như việc chuyền về bằng chân.
  • Thủ môn bắt bóng lên 2 lần: Sau khi cầm bóng trong tay và thả xuống đất, thủ môn thay vì phát bóng lên mà dùng tay ôm bóng lên lần 2 sẽ bị bắt lỗi. Lỗi này cũng sẽ dẫn đến một quả đá phạt gián tiếp trong vòng cấm.

<< Bài viết liên quan: 1 vài những thuật ngữ cá độ bóng đá mà dân chơi cần biết rõ

Lỗi do cầu thủ

  • Việt vị: Khi cầu thủ rơi vào thế việt vị, đội đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt gián tiếp ở phần sân nhà.
  • Cầu thủ cố tình ngăn bóng vào cuộc: Khi đội đối phương được hưởng phạt hoặc ném biên, cầu thủ cố tình ngăn cản việc họ đưa bóng vào cuộc sẽ bị thổi phạt gián tiếp.
  • Cầu thủ cố tình triệt hạ: Khi một cầu thủ cố tình vào bóng triệt hạ đối thủ, đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt gián tiếp.
  • Dừng trận đấu bất ngờ: Khi trọng tài cho dừng trận đấu bất ngờ vì một chấn thương nặng hoặc một biến cố trên sân, đội đang giữ bóng sẽ được quyền đá phạt gián tiếp sau khi trận đấu được tiếp diễn trở lại.

Những cách đá phạt gián tiếp thường gặp

Những cách thực hiện một pha đá phạt gián tiếp

Vì không thể ghi bàn bằng việc sút trực tiếp nên những quả đá phạt gián tiếp sẽ được thực hiện theo những cách khá khác biệt. Trong thực tế, những cầu thủ chuyên nghiệp thường xử lý phạt gián tiếp như sau:

Đối với những quả bên ngoài vòng cấm

Đối với những quả phạt việt vị hoặc phạt gián tiếp bên ngoài vòng cấm, cầu thủ đá phạt sẽ phải chuyền cho những cầu thủ đồng đội. Đó có thể là một đường chuyền dài vượt tuyến từ sân nhà, một pha tạt bóng thẳng vào vòng 16m50 hoặc đơn giản là một pha chuyền ngắn cho đồng đội đứng gần.

Đối với những quả phạt trong vòng cấm

Khi nhận được một quả đá phạt gián tiếp bên trong vòng cấm, cầu thủ thường sẽ phối hợp dứt điểm để tìm kiếm bàn thắng. Bởi vì khoảng cách lúc này sẽ là rất gần, hầu hết những quả phạt gián tiếp sẽ gần hơn cả đá phạt đền. Vì thế phạt gián tiếp chính là cơ hội không thể nào bỏ qua.

Cách “lách luật” cũng khá đơn giản, đội đá phạt sẽ bố trí từ 2 cầu thủ trở lên trên chấm đá phạt. Sau khi trọng tài thổi còi, một cầu thủ sẽ dùng chân chạm vào bóng hoặc đẩy nhẹ quả bóng để tạo điều kiện cho một cầu khác thủ sút. Điều này là hoàn toàn hợp lệ vì bóng đã chạm vào ít nhất 2 người trước khi vào lưới.

Trên đây là những chia sẻ của F8bet về đá phạt gián tiếp là gì. Đây là một hình thức phạt cực kỳ phổ biến trong bóng đá và được sử dụng ở mọi trận đấu. Hy vọng sau khi xem qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu nhiều hơn về hình thức đá phạt này.

Bình Luận